TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĂN, NGỦ VÀ VỆ SINH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
* Nắm được những kiến thức đã được đào tạo về chăm sóc trẻ em (tổ chức bữa ăn, tổ chức giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh cho trẻ)
* Giúp học viên có kỹ năng tốt trong việc tổ chức chăm sóc cho trẻ ở trường mầm non.
* Học viên có thái độ đúng trong việc tổ chức bữa ăn, tổ chức giấc ngủ và chăm sóc vệ sinh để vận dụng vào thực tiễn chăm sóc – giáo dục trẻ.
Hoạt động 1:Bản chất giấc ngủ của trẻ mầm non
* Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể
Để có thể khôi phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe trẻ
Nội dung 1: Nhu cầu giấc ngủ của trẻ mầm non
Đối với trẻ nhà trẻ, cụ thể:
* Đối với trẻ 3 – 6 tháng tuổi: ngủ 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
* Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: ngủ 2 - 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
* Đối với trẻ 12 – 24 tháng tuổi: ngủ 2 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
* Đối với trẻ 18 – 24 tháng tuổi: ngủ 1 giấc trưa (khoảng 150 phút)
* Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi: ngủ 1 giấc trưa (khoảng 150 phút)
Đối với trẻ MG: Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút)
Bước 1: Vệ sinh trước khi ngủ
- Mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ có giấc ngủ tốt.
- Các bước tiến hành:
* Vệ sinh phòng ngủ cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
* Chế độ không khí, nhiệt độ, ánh sáng: ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè (nếu lớp sử dụng điều hòa nhiệt độ giữ mức từ 25 độ C)
* Các trang thiết bị trong phòng: Giường ngủ, chăn, gối của trẻ phải có kích thước phù hợp
Bước 2: Chăm sóc trẻ trong giấc ngủ
- Mục đích: Để giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, sâu hơn và đủ thời gian.
- Cách tiến hành:
+ Ngủ đúng thời gian nhất định để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu.
+ Cô giáo phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thế, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết.
Ví dụ: Tôn trọng tư thế ngủ của trẻ, không được kéo chăn trùm kín đầu, nằm sấp, úp mặt vào gối. Những trẻ yếu, trẻ mới ốm dậy cho trẻ nằm riêng gần cô, những trẻ béo phì cho nằm xa bạn hơn tránh lúc ngủ đè tay chân lên trẻ khác.
+ Theo dõi không khí trong quá trình cho trẻ ngủ
Lưu ý: Cô giáo nên cho trẻ nghe hát ru hay nhạc nhẹ.
Bước 3: Chăm sóc trẻ sau khi thức giấc
- Mục đích: Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu khi thức dậy, nhanh chóng chuyển thần kinh sang trạng thái hưng phấn.
- Cách tiến hành:
+ Chỉ thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ giấc. Cho những trẻ yếu dậy muộn hơn.
+ Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách trật tự, nề nếp.
+ Cho trẻ vận động nhẹ nhàng và ăn bữa phụ
Hoạt động 2: TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non
- Trẻ được cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng theo khẩu phần
- Nâng cao tầm vóc, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong chăm sóc - giáo dục
- Sự đa dạng của thức ăn, được học cách sử dụng các đồ dùng.
- Trẻ khoẻ mạnh, có nền nếp, thói quen văn hoá trong ăn uống.
Biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân
Yêu cầu khi tổ chức cho trẻ ăn
* Trẻ ngồi ăn phải có bàn sạch, ghế đúng quy định.
* Tuyệt đối không để trẻ đứng, ngồi ăn ở dưới đất.
* Cô phải đảm bảo vệ sinh cá nhân và cho trẻ: rửa tay, bịt khẩu trang...
* Nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngồi vào bàn ăn.
Tạo ra bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Hình thức và thời gian tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường MN
* Tổ chức ăn bán trú theo Chương trình Giáo dục mầm non.
* Gia đình trẻ nấu mang đến. Cần chú ý khâu bảo quản thức ăn cho trẻ:
+ Cất đậy cẩn thận, bảo quản ở nhiệt độ phù hợp.
+ Đến bữa ăn phải đun nóng rồi mới cho trẻ ăn.
+ Thức ăn cho cả ngày, phải múc và đun riêng từng bữa để tránh thiu, vữa.
+ Nếu trẻ uống thêm sữa bột thì pha theo chỉ định mà mẹ trẻ gửi.
* Nhà trẻ: ăn hai bữa chính/ngày, thời gian ăn 60 phút/bữa; một bữa phụ, thời gian 30 phút/bữa.
* Mẫu giáo: ăn một bữa chính/ngày, thời gian ăn từ 60 – 70 phút/bữa; một bữa phụ/ngày, thời gian 20 – 30 phút/bữa.
Tiến hành tổ chức bữa ăn cho trẻ
* Chăm sóc trước giờ ăn:
– Rửa mặt, tay trước khi ăn:
+ Tổ chức hướng dẫn vệ sinh như : Rửa tay, lau mặt (nhắc trẻ theo trình tự các bước).
+ Đối với trẻ nhỏ, trẻ mới ốm dậy cô giáo làm công tác vệ sinh cho trẻ.
– Tạo hứng thú cho bữa ăn
* Chăm sóc trong giờ trẻ ăn:
- Động viên trẻ ăn hết suất, ăn theo nhu cầu cơ thể
– Tuyệt đối không nên mắng, doạ, thậm chí đánh trẻ. Điều này sẽ làm cho trẻ sợ ăn, ăn không ngon miệng. Dần dần trẻ dễ trở thành biếng ăn.
* Chăm sóc trẻ sau khi ăn
Tổ chức giấc ngủ, bữa ăn cho trẻ mới đi học, trẻ mới ốm dậy, trẻ hay khóc
Bước 1: Cô giáo cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý chu đáo cho bản thân
Bước 2: Nắm được đặc điểm của trẻ khó ngủ, khó ăn hay khóc và trẻ mới ốm dậy
Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân của trẻ khó ngủ, trẻ mới ốm dạy và hay khóc
Bước 1: Cô giáo cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý chu đáo cho bản thân
* Cô giáo cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng chăm sóc – giáo dục trẻ. Có kinh nghiệm xử lý các tình huống trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non.
* Nắm được những điều giáo viên không được làm với trẻ (Điều lệ trường mầm non), nắm được Quyền trẻ em; luật giáo dục.
* Cô giáo tâm huyết với nghề, yêu trẻ.
Bước 2: Nắm được đặc điểm của trẻ khó ngủ, khó ăn hay khóc và trẻ mới ốm dậy
* Quan sát trẻ: Cô giáo muốn nắm được đặc điểm của những trẻ khó ngủ, hay khóc, trẻ mới ốm dậy cần phải biết quan sát trẻ trong một thời gian.
* Nắm được đặc điểm chung và nắm bắt nhanh đặc điểm riêng của từng trẻ, có thể nhớ hoặc ghi chép vào sổ tay cá nhân để thuận tiện cho việc theo dõi trẻ.
Có thể phân đặc điểm của các trẻ thành từng nhóm (nếu trẻ có những biểu hiện tương tự nhau), những trẻ có đặc điểm riêng biệt để có những biện pháp kịp thời.
Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân của trẻ khó ngủ, trẻ mới ốm dạy và hay khóc
* Sự thay đổi không gian, môi trường, thời gian học kéo dài.
* Nhịp độ sinh hoạt bị đảo lộn, thay đổi thói quen sinh hoạt
* Chế độ ăn uống
* Thay đổi người chăm sóc, sợ xa rời người thân,
* Thay đổi các mối quan hệ, giao tiếp
* Nguyên nhân rối loạn tâm sinh lý và bệnh lý
* Chấn động về tâm lý như: do bố mẹ ly, trẻ sợ các hiện tượng sấm chớp, sợ mưa gió; sợ bóng tối...
* Có những nguyên nhân từ giáo dục gia đình, chiều quá mức
* Sợ bị phạt
* Giáo viên cần nắm rõ các nguyên nhân chung và riêng của các trẻ để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp với đặc điểm chung và riêng của mỗi trẻ, phù hợp với đặc điểm vùng miền, văn hóa gia đình và cộng đồng của trẻ..
Dựa trên từng nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp